Ngày 6/10,ắcbệnhdạisaukhibịmèocắhoa hậu hoàn vũ 2022 đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân nhập viện khi kích thích, bồn chồn, vật vã, sợ nước sợ gió, tăng tiết, khạc nhổ thường xuyên, không ăn uống được.
Người đàn ông tiền sử khỏe mạnh, làm nghề thợ xây, cách vào viện một tháng bị mèo cắn vào tay (không nhớ vị trí cắn). Sau một tuần, con mèo chết, bệnh nhân không đi tiêm phòng dại, sau đó xuất hiện đau nhức người, bồn chồn, tức ngực, khó thở, sợ gió sợ nước, tăng tiết đờm dãi, khạc nhổ nhiều lần.
Kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh dại. Hiện sau hai ngày nhập viện, người đàn ông vẫn hôn mê, được an thần, thở máy.
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn, cào, liếm của con vật mắc bệnh dại lên vùng da tổn thương. Bệnh trên người có thể dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%.
Biểu hiện của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật.
Đặc thù của bệnh dại là thời gian ủ bệnh dài và phát hiện bệnh muộn tùy tình trạng vết cắn, thường sau vài tuần, có khi hàng năm. Khi đó, vết thương do chó, mèo cắn đã liền sẹo, thậm chí nhiều người đã quên từng bị con vật cắn.
Các bác sĩ khuyến cáo tất cả người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng, tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.
Khi bị cắn, cần rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa lại bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn iốt để làm giảm lượng vi rút tại vết cắn. Đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời.
Để phòng ngừa, người dân cần thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên vật nuôi như tiêm vaccine phòng bệnh dại đầy đủ và đúng lịch, không thả rông chó, mèo. Nếu cho chó, mèo ra đường phải được đeo rọ mõm theo quy định.
Thúy Quỳnh