Xsminhngoc

Tờ The Washington Postngày 13.12 dẫn báo cáo của Cơ quan ditnhau

【ditnhau】Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ khó lường trên toàn cầu

Tờ TheắcCựcấmlêngâynguycơkhólườngtrêntoàncầditnhau Washington Postngày 13.12 dẫn báo cáo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo rằng Bắc Cực trải qua mùa hè ấm nhất trong năm nay, đe dọa tương lai khó lường cho con người và hệ sinh thái trên địa cầu.

Nhiệt độ trung bình của không khí bề mặt ở Bắc Cực từ tháng 7 - 9 là 6,4 độ C, mức cao nhất kể từ khi được ghi nhận vào năm 1900. Đáng lo ngại, Bắc Cực đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn khoảng 4 lần so với những nơi khác, do tình trạng cộng dồn của việc mất đi lớp băng phản xạ ánh sáng mặt trời, hay còn gọi là hiện tượng khuếch đại Bắc Cực. Theo giới khoa học, xu hướng này đang tăng tốc, dự báo gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu.

Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ khó lường trên toàn cầu - Ảnh 1.

Một sông băng tan chảy nghiêm trọng phía đông Greenland

AFP

Cháy rừng, nước biển dâng

Theo Reuters, tình trạng ấm lên tại nhiều khu vực phía bắc Canada và quần đảo Bắc Cực thuộc Canada diễn ra cùng lúc với lượng mưa giảm, gây tình trạng cháy rừng trầm trọng trong năm nay, ảnh hưởng nhiều khu vực ở Bắc Mỹ. Dù chưa kết thúc năm 2023 nhưng gần như chắc chắn năm nay sẽ là năm nóng nhất lịch sử, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhận định. Trong diễn biến mới nhất, Tây Ban Nha ngày 12.12 ghi nhận nhiệt độ tháng 12 cao nhất từ trước đến nay sau khi thành phố Malaga có mức nhiệt lên đến 29,9 độ C.

Điểm nhấn từ thỏa thuận khí hậu lịch sử COP28

Trong khi đó, lãnh thổ Greenland của Đan Mạch mất 196 tỉ tấn băng từ tháng 9.2022 - 8.2023. Lượng băng bị mất ở Greenland năm nay thấp hơn so với mức trung bình trong 22 năm, do tuyết rơi nhiều, nhưng nắng nóng vẫn gây thiệt hại. Theo báo cáo của NOAA, tình trạng ấm lên tại Bắc Cực đã gây những tác động dài hạn đến các khu vực xa hơn, trong khi băng tan góp phần làm gia tăng tình trạng nước biển dâng, đe dọa nhà cửa, giao thông và các cơ sở kinh tế ở những thành phố ven biển. "Những tác hại không thể đảo ngược của khí hậu gây ra do Bắc Cực ấm lên sẽ tiếp tục ảnh hưởng khắp Bắc Mỹ và lục địa Á - Âu", theo bà Brenda Ekwurzel, giám đốc về khoa học khí hậu tại tổ chức UCS (Mỹ).

Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ khó lường trên toàn cầu - Ảnh 2.

Một khu vực bị nước biển xâm thực tại bang Chiapas ở Mexico

Reuters

Chương trình Human Climate Horizons hợp tác giữa Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Tổ chức Climate Impact Lab (Mỹ) ước tính tình trạng ngập ven biển gia tăng trong thế kỷ này sẽ khiến hơn 70 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng.

Khắp nơi bị xáo trộn

Bắc Cực ấm lên nhanh chóng cũng gây những tác động rõ ràng, khi làm xáo trộn hệ sinh thái toàn cầu. Theo AFP dẫn lời chuyên gia Tom Ballinger tại Đại học Alaska Fairbanks (Mỹ), tình trạng trên gây những tác động khác nhau giữa các khu vực.

"Chẳng hạn mùa đông ở nhiều vùng của Alaska lạnh ẩm hơn, phía tây lục địa Á - Âu và miền bắc Canada có mùa hè khô hạn hơn", ông nêu ví dụ. Hồi tháng 8, một hồ sông băng gần vùng Juneau ở Alaska (Mỹ) bị vỡ đập sau 2 thập niên tan chảy, gây lũ lụt và thiệt hại dọc sông Mendenhall.

Trái đất ấm lên, gấu Bắc Cực 'sa cơ' phải bới rác

Xu hướng ấm lên có những tác động khác biệt đối với hệ sinh thái và mạng lưới thực phẩm của con người. Chẳng hạn cá hồi đỏ ở vịnh Bristol (Alaska) vào năm 2021 và 2022 đạt sản lượng cao bất thường nhờ nước ấm áp hơn, gây áp lực khiến mức giá xuống thấp nhất trong nhiều thập niên. Trong khi đó, cá hồi chinook và cá hồi chó lại sụt giảm một cách bất thường. Biến đổi khí hậu còn khiến sự tương tác giữa côn trùng và thực vật theo mùa bị lạc nhịp.

Theo một nghiên cứu đưa ra tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Sinh thái học Anh ở Belfast, diễn ra từ ngày 12 - 15.12, có đến 60% côn trùng hiện đang vất vả chạy theo những thay đổi của thực vật mà chúng phụ thuộc, do những thực vật này đã thay đổi dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Gần 200 nước cam kết hành động

Đại diện gần 200 quốc gia ngày 13.12 đồng ý bắt đầu giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động của biến đổi khí hậu, trong thỏa thuận đạt được tại hội nghị về khí hậu của LHQ COP28 diễn ra ở Dubai (UAE). Theo Reuters, thỏa thuận kêu gọi chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, nỗ lực giảm sử dụng than, tăng tốc các công nghệ nhốt carbon.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap