Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam - Khó khăn là chuyện tất yếu
Với dân số gần 100 triệu người và tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng mới ở mức thấp,ơhộibắtđáycủangànhtàichínhtiêudùty le keo da banh thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam được đánh giá là một mảnh đất đầy tiềm năng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, thị trường này đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu dẫn đến suy giảm tổng cầu.
Có thể thấy, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, song ngành đang đối mặt với thách thức khi cầu tín dụng suy giảm, chất lượng tài sản đi xuống và nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ.
Thống kê sơ bộ 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, lợi nhuận sau thuế của một số công ty tài chính đã sụt giảm mạnh, từ 30 - 80%, thậm chí tới hơn 300% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó nợ xấu của 16 công ty tài chính tiêu dùng cuối năm 2022 đã tăng hơn 23% so với năm trước.
Thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội
Dù vậy, đến tháng 10.2023 nền kinh tế đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực. FDI đăng ký mới đạt mức kỷ lục trong giai đoạn 2020-2023 với hơn 5,5 tỉ USD, xuất khẩu đang phục hồi và số người có việc làm mới tăng đáng kể. Đặc biệt, đối với các công ty tài chính có nền tảng kinh doanh bền vững, đây là cơ hội vàng giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi. Khó khăn đã trải qua sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục thích ứng, thay đổi theo chiều hướng tốt hơn từ khâu vận hành, công nghệ hay đến hoạt động thu hồi nợ.
Đơn cử tại VietCredit, trong quý 3/2023 chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự đạt gần 384 tỉ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ 2022. Trong khi đó, chi phí lãi và các khoản chi tương tự lại tăng khá mạnh 14% lên 111 tỉ đồng do mặt bằng lãi suất thị trường tăng. Đối diện với khó khăn của thị trường tài chính tiêu dùng và khả năng trả nợ giảm của khách hàng, VietCredit đã tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên 206,6 tỉ đồng, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ 2022, dẫn đến lỗ 62,4 tỉ đồng trong quý 3. Tuy nhiên, so với báo cáo bán niên 2023 (lỗ gần 74 tỉ đồng), kết quả này cho thấy dấu hiệu khả quan. Ngoài ra, công ty cho biết đã chủ động tiết giảm chi phí hoạt động 13% so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị cũng đã và đang tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, tái cấu trúc danh mục sản phẩm, đầu tư vào các giải pháp dài hạn để đón đầu và nắm bắt cơ hội khi nền kinh tế phục hồi.
Nhận định về thị trường tài chính tiêu dùng trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường sẽ tiếp tục có sự thanh lọc những công ty tài chính, đây cũng là đòi hỏi tất yếu sau một giai đoạn lĩnh vực này bùng nổ. Nhu cầu vay tiêu dùng vẫn rất lớn nhưng đòi hỏi công ty tài chính cần thẩm định kỹ, chỉ cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ.
Báo cáo thị trường tài chính tiêu dùng năm 2023 của FiinGroup cũng chỉ ra rằng các công ty tài chính tiêu dùng trẻ hơn với mô hình kinh doanh tinh gọn hơn và chuyển đổi mô hình kinh doanh kịp thời sẽ có cơ hội để vượt lên, đồng thời nhấn mạnh đây là thời điểm mà cuộc chơi cho vay tiêu dùng sẽ thay đổi.
Như vậy có thể thấy, khó khăn hiện tại của các công ty tài chính hay tình hình kinh doanh ảm đạm cũng chỉ là một phép thử để giúp thị trường sàng lọc những doanh nghiệp có tiềm lực với mô hình kinh doanh bền vững. Chìa khóa chính là cách các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và biết nắm bắt những cơ hội trong tương lai. Để làm được điều này buộc doanh nghiệp luôn linh hoạt, thích ứng, chú trọng đầu tư vào công nghệ, tập trung vào sản phẩm cốt lõi, nâng cao quản trị rủi ro. Tất cả vì mục tiêu chung là mang đến những trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng.