Xsminhngoc

Lịch học hằng ngày của con nhà tôi (lớp 6) như sau:- Sáng: Dậy lúc 5h00.- 5h00 - 6h30: Làm bài tập t vwin

【vwin】Trẻ cấp hai chỉ nên học tối đa 7 tiết một ngày

Lịch học hằng ngày của con nhà tôi (lớp 6) như sau:

- Sáng: Dậy lúc 5h00.

- 5h00 - 6h30: Làm bài tập thầy cô giao trong ngày hôm trước.

- 6h30: Đi học,ẻcấphaichỉnênhọctốiđatiếtmộtngàvwin ăn ngay trên đường đi.

- 7h00 - 17h10: Học tại trường.

- 18h00: Về đến nhà.

- 18h00 - 19h30: Nấu ăn và dọn dẹp.

- 19h30 - 21h00: Nghỉ ngơi.

- 21h00: Ngủ "như chết".

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục có quy định: "Đối với cấp THCS: Buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết. Mỗi tuần học không quá 6 ngày. Đối với cấp THPT: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày, chỉ tiêu 29 tiết/tuần".

Như vậy, nếu tuần học 5 ngày, thêm tiết giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt... trẻ chỉ cần học 5 ngày một tuần và 7 tiết một ngày là đủ cho "mọi thể loại đào tạo".

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều trường cho trẻ học nhiều hơn quy định. Thời gian học vượt khung khiến cả cha mẹ lẫn con cái đều quay cuồng trong việc học, không có thời gian nghỉ ngơi.

Nếu tính sơ sơ, trẻ học 12 tiếng một ngày. Thời gian này là quá kinh khủng đối với việc học. Phụ huynh rất muốn hỗ trợ trẻ học tập. Tuy nhiên, nếu chiếm quá nhiều thời gian, không chỉ trẻ, phụ huynh cũng cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.

Học không phải "càng nhiều càng tốt". Henry Ford - nhà phát minh xe ô tô Mỹ - từng thực hiện một nghiên cứu như sau. Nhà máy A cho công nhân làm việc 10 tiếng. Nhà máy B cho công nhân làm việc 8 tiếng. Kết quả, công nhân nhà máy A không những "không tăng công suất", mà chỉ "tăng sai sót" vì mệt mỏi.

Việc học cũng tương tự, hậu quả :

- Phụ huynh và trẻ lúc nào cũng "sống trên đống lửa" khi không làm đủ bài tập. Hậu quả lâu dài, trẻ "không thể sống thảnh thơi, luôn liếc nhìn đồng hồ, dáo dác, thấp thỏm không yên...".

- Ở nhà tôi, các cụm từ "trễ giờ học rồi con ơi", "mẹ ơi làm nhanh lên" bị "nghiêm cấm trên cả gia đình". Đây là những cụm từ gây kích động thần kinh một cách không cần thiết.

- Không có cả thời gian cho những việc tối thiểu như "ủi đồ, giặt giày bata...". Bản thân những việc này vốn dĩ đã "hết sức tào lao" - giờ lại bị cái "lịch học quá tải" đẩy lùi về phía sau, không biết lấy đâu ra thời gian để xử lý.

- Nếu quan sát một cách trực quan, các ngôi trường học 8-9 tiết một ngày, học sinh "nhìn nhếch nhác" hơn các trường khác. Học quá nhiều lấy đâu ra thời gian để "ủi đồ, chải đầu, đánh răng, ăn sáng"?

Còn một điều nữa cũng giản đơn và phi lý. Chúng ta đang "ép trẻ học vì tương lai" mà quên đi rằng, mục đích của đời người là tận hưởng hạnh phúc ngay trong hiện tại.

Sao không vừa học vừa chơi, thay vì cứ "học" không có thời gian để thở. Tương lai mặc tương lai, chúng ta cứ học "lai rai" và tận hưởng niềm vui học tập ngay từ bây giờ.

Hong Thuv

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap