Hãng tin AP dẫn thông báo vào cuối ngày 6.12 của quân đội Mỹ cho hay toàn bộ máy bay V-22 Osprey (Chim ưng biển) đã bị đình chỉ hoạt động. Không quân,ỹdừngbaytoànbộphiđộiƯngbiểke huy quan hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đang vận hành hàng trăm chiếc máy bay lai trực thăng này.
Tuần trước, một chiếc V-22 bị rơi ở vùng biển ngoài khơi Nhật Bản trong một nhiệm vụ huấn luyện khiến 8 quân nhân của Bộ Chỉ huy đặc biệt không quân Mỹ (AFSOC) thiệt mạng. Thi thể của 6 người đã được tìm thấy. Báo cáo điều tra sơ bộ cho thấy vụ tai nạn do lỗi thiết bị, không phải do lỗi của tổ bay.
Vụ tai nạn đặt ra nhiều câu hỏi về độ an toàn của V-22, vốn đã liên quan nhiều vụ việc chết người trong thời gian phục vụ tương đối ngắn. Nhật Bản đã dừng hoạt động toàn bộ 14 chiếc V-22 sau vụ tai nạn nhưng phía Mỹ đến nay mới làm tương tự.
Mỹ tiếp tục dùng 'Ưng biển' V-22 sau vụ rơi chết người, Nhật Bản lo lắng
Tư lệnh AFSOC Tony Bauernfeind ra lệnh cho ngừng bay nhằm giảm thiểu nguy cơ trong lúc cuộc điều tra diễn ra. Mệnh lệnh dự kiến có hiệu lực cho đến khi nguyên nhân tai nạn được xác định và các lực lượng ra khuyến cáo cho phép tái sử dụng máy bay.
V-22 Osprey là máy bay vận tải quân sự lai, có thể cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cũng có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn. Sau khi cất cánh, nó có thể xoay cánh quạt về phía trước như máy bay để gia tăng tốc độ.
AFSOC có 51 chiếc V-22, thủy quân lục chiến Mỹ có đến 400 chiếc trong khi hải quân có 27 chiếc. Chiếc Chim ưng biển đầu tiên mới chỉ hoạt động từ năm 2007 sau hàng chục năm thử nghiệm. Tuy nhiên, hơn 50 binh sĩ đã thiệt mạng trong các chuyến bay với máy bay này, gồm trong các chuyến bay thử nghiệm lẫn bay tập.