Xsminhngoc

Tưng bừng sau 2 năm bị bó hẹp vì dịch bệnhS&aa đệm ngồi bệt

【đệm ngồi bệt】Hàng ngàn người dân dự Lễ hội Lam Kinh

Tưng bừng sau 2 năm bị bó hẹp vì dịch bệnh

Sáng 17.9 (tức 22 tháng 8 Nhâm Dần),àngngànngườidândựLễhộđệm ngồi bệt UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Lam Kinh năm 2022; kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn; 594 năm Vua Lê đăng quang; 589 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi; đồng thời kỷ niệm 10 năm (2012 - 2022) di tích lịch sử Lam Kinh được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.

Kỷ niệm 604 năm khởi nghĩa Lam Sơn sau 2 năm bị gián đoạn do dịch Covid-19

Minh Hải

Hàng ngàn người dân, du khách và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành và các địa phương cùng tham dự lễ hội.

Lễ hội năm nay được tổ chức đầy đủ cả phần lễ và phần hội, sau 2 năm (2020 – 2021) không thể diễn ra phần hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng “Lễ hội Lam Kinh năm 2022 là dịp để ôn lại những trang sử truyền thống chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc và tri ân công đức Thái tổ Cao Hoàng đế - Người đã có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước cao cả của dân tộc”.

Người dân tham dự khai mạc lễ hội

Minh hải

Lễ hội Lam Kinh năm 2022 nhằm tri ân Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, các tướng sĩ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước; đồng thời giới thiệu, quảng bá nét đẹp về vùng đất, con người xứ Thanh, giá trị của di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh và các tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch.

10 năm di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Di tích Lam Kinh bao gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc phục vụ chức năng tín ngưỡng, tri ân tổ tiên nhà hậu Lê, là nơi an nghỉ của các Vua và Hoàng hậu, với hệ thống cảnh quan tạo ra sự hài hòa trong một không gian kiến trúc gắn bó mật thiết với thiên nhiên.

Theo các nhà sử học, vương triều Lê có hai thái miếu ở Thăng Long (Hà Nội) và ở Lam Kinh (Thọ Xuân - Thanh Hóa), thái miếu ở Lam Kinh là thái miếu gốc. Vì thế hàng năm, các vua Lê trị vì tại Thăng Long đều hành hương về Lam Kinh để tế lễ và bái yết tổ tiên.

Di tích Lam Kinh là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử quan trọng về một giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc. Giá trị lịch sử của Lam Kinh được thể hiện như là một “bảo tàng lịch sử” về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Năm 1962, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận di tích danh thắng và lịch sử khu di tích Lam Sơn. Đến năm 2012, di tích Lam Kinh được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt.

Hàng ngàn người dân, du khách hào hứng xem lễ hội

Minh Hải

Chính điện được làm lễ phạt mộc năm 2010 và chính thức hoàn thành vào ngày khai hội Lam Kinh năm 2017. Tòa điện này được dựng trên nền móng cũ có diện tích 1.780 m2. Chính điện mang đậm lối phong cách kiến trúc thời Lê và là công trình điêu khắc gỗ tỉ mỉ, công phu.

Cùng với ngoại thất là khối kiến trúc hình chữ Công (I), gồm 3 điện nối tiếp nhau là Quang Đức (tiền điện), Sùng Hiếu (trung điện) và Diên Khánh (hậu điện). Nội thất của Chính điện càng nổi bật ở sự tinh tế, nguy nga và tôn nghiêm.

Không chỉ đẹp trong từng công trình được xây dựng, nét văn hóa của Khu Di tích Lam Kinh còn được thể hiện trong sự hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh.

Với tổng diện tích 141 ha, trong không gian rừng núi, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh với các điện miếu và lăng mộ được bố trí theo quan điểm nho giáo, thuật phong thủy, có sự hài hòa giữa đồi núi, khe suối, cây xanh, tạo nên một môi trường đẹp, cân bằng giữa cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc.

Chính điện Lam Kinh

Minh Hải

Trong khuôn khổ Lễ hội Lam Kinh năm 2022, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức, như: trò chơi, trò diễn, múa bản hội dân gian; biểu diễn xiếc, nghệ thuật truyền thống dân tộc; thuyết minh giới thiệu về công trình Chính điện Lam Kinh...

Năm 1416 tại Lũng Nhai (H.Thường Xuân bây giờ), Lê Lợi đã cùng 18 vị tướng tài tâm phúc đã mở Hội thề quyết tâm chống lại giặc Minh, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ cho nhân dân. Đầu năm Mậu Tuất (1418), tại vùng núi Lam Sơn, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi, đất nước sạch bóng ngoại bang xâm lược.

Năm Mậu Thìn 1428, tại Điện Kính Thiên của kinh thành Thăng Long, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Thuận Thiên, khôi phục Quốc hiệu Đại Việt, lập nên vương triều Hậu Lê kéo dài hơn 360 năm lịch sử. Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu (tức ngày 5.9.1433), Lê Lợi băng hà khi mới 49 tuổi. Thi hài của Đức Vua được đưa về an táng tại Vĩnh Lăng đất Lam Sơn và khu điện miếu Lam Kinh cũng được bắt đầu xây dựng từ đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap