Nhiều người biết rõ huyết áp cao nếu không kiểm soát có thể dẫn đến nguy cơ đau tim,ầnlàmgìđểngănhuyếtápcaotiếntriểngâybệnhthậbongdanet đột quỵ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của tình trạng này với sức khỏe thận, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today(Anh).
Nếu không được kiểm soát, huyết áp cao không chỉ làm hỏng các mạch máu dẫn đến thận mà còn làm tổn hại cả bộ lọc cầu thận. Hệ quả là khiến thận không thể thực hiện tốt chức năng lọc, dẫn đến bệnh thận, thậm chí suy thận. Với bệnh nhân suy thận nghiêm trọng, giải pháp là chạy thận hoặc ghép thận.
Trên thực tế, huyết áp cao có thể tác động đến khắp hệ thống tuần hoàn của cơ thể và thận chỉ là một trong số đó. Vì vậy, cách tốt nhất là phải ngăn ngừa huyết áp cao. Nếu đã mắc bệnh thì cần kiểm soát huyết áp, nhờ đó tránh nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, bệnh thận và nhiều vấn đề khác.
Huyết áp cao có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc và thay đổi lối sống. Với thuốc, bác sĩ có thể khuyên dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc, và bạn nên dùng thuốc theo toa của bác sĩ.
Có nhiều loại thuốc khác nhau được dùng để điều trị huyết áp cao như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn alpha và một số loại khác. Loại thuốc được khuyến nghị dùng tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ bệnh hay tuổi tác. Thuốc có dạng viên nén và cần được uống mỗi ngày.
Với yếu tố lối sống, người bệnh phải giảm lượng muối, rượu bia, caffein, bỏ thuốc lá, giảm cân, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây.
Huyết áp cao và tiểu đường là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận mạn tính và suy thận. Các triệu chứng của bệnh thận là cơ thể mệt mỏi, da ngứa và khô, đi tiểu quá nhiều hay quá ít, chán ăn, chuột rút, đau ngực, nhức đầu, buồn nôn, khó ngủ và sụt cân không rõ nguyên nhân, theo Medical News Today.