Xsminhngoc

Đặc biệt, lợi thế đất hiếm càng thôi th&u góc bẹt là gì

【góc bẹt là gì】Việt Nam thăng hạng trong thu hút FDI

Đặc biệt,ệtNamthănghạngtrongthuhúgóc bẹt là gì lợi thế đất hiếm càng thôi thúc xây dựng một VN trở thành trung tâm, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp bán dẫn…

Vượt 108 bậc, xếp thứ 28 thế giới

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), vốn FDI vào VN năm 1986 khoảng 3 triệu USD, xếp thứ 136/160 quốc gia toàn cầu, thứ 9/10 nước trong khu vực ASEAN. Thế nhưng đến 2022, vốn ngoại vào VN tăng gấp 6.000 lần, lên 19 tỉ USD, xếp vị trí thứ 28 trên toàn cầu và thứ 3/10 trong khối ASEAN. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật từ Bộ KH-ĐT, vốn FDI vào VN năm 2022 lên đến 22,4 tỉ USD.

Việt Nam thăng hạng trong thu hút FDI - Ảnh 1.

Sản xuất cánh tà máy bay dân dụng (Boeing) tại Công ty TNHH MHI Aerospace Việt Nam

PHẠM HÙNG

Theo bộ này, từ năm 1987 môi trường đầu tư kinh doanh tại VN bắt đầu gây sự chú ý cho các nhà đầu tư nước ngoài do chi phí đầu tư - kinh doanh ở VN tại thời điểm đó thấp so với một số nước trong khu vực. Đặc biệt, lợi thế thị trường mới mẻ, nguồn nhân công giá rẻ đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tìm đến VN. Đến nay, đã có 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào VN, đặc biệt VN nay đã vượt mặt Hàn Quốc, Chile, Đan Mạch… trong bảng xếp hạng thu hút vốn FDI trên toàn cầu năm 2022, nằm trong top 30 quốc gia thu hút vốn nước ngoài nhiều nhất thế giới.

Không chỉ gia tăng mạnh về số lượng, vốn đầu tư, làn sóng đầu tư từ một số quốc gia lớn như Mỹ, châu Âu và tại khu vực châu Á như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm càng xác tín thêm những thay đổi đáng kể về chất trong thu hút vốn FDI vào VN. Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế, vốn ngoại vào VN đang có khuynh hướng tập trung vào các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao như công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, dược phẩm, cơ khí chính xác… Đặc biệt, gần đây nổi lên lĩnh vực bán dẫn với các nhà đầu tư lớn Intel, Samsung…

FDI 8 tháng tiếp tục tăng ấn tượng

Tại diễn đàn bất động sản khu công nghiệp 2023 với chủ đề "Đón đầu cơ hội từ dòng vốn mới" do Báo Đầu tư tổ chức hôm qua 24.8, đại điện Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) thông tin có hàng chục dự án đầu tư từ Hàn Quốc vào VN từ tháng 1-7.2023. Đặc biệt, có những dự án có giá trị từ 700 triệu đến hàng tỉ USD. Kocham khẳng định dòng vốn từ Hàn Quốc vào VN sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, bởi VN vẫn được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là thị trường tiềm năng, nhất là sau đại dịch Covid-19, làn sóng chuyển dịch của nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào VN trở nên mạnh mẽ, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, do kinh tế toàn cầu đang trong quá trình phục hồi nên có thể sau 1 năm nữa vốn FDI từ Hàn vào VN mới có khả năng tăng mạnh.

Cũng tại diễn đàn này, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương khẳng định cho dù kinh tế thế giới và khu vực có những biến động nhanh, phức tạp, khó dự báo, song VN vẫn là "điểm sáng" trên bản đồ thu hút FDI.

"Điều này thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của VN", ông Phương nhấn mạnh.

Khát vọng về một nền công nghiệp bán dẫn

Bàn về việc đẩy mạnh thu hút đầu tư ngành có hàm lượng chất xám cao, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét: Loạt động thái diễn ra trong năm nay không nằm ngoài dự đoán là nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới rất quan tâm tới VN. Đến nay, Intel đã có giấy phép đầu tư 1,2 tỉ USD làm chip bán dẫn. Đây là nhà máy thứ 3 (ngoài tại Scotland và Israel) của Intel trên toàn cầu và dự kiến vào năm 2030 sẽ cung cấp 20% chip bán dẫn cho thế giới. Samsung, LG cũng rót hàng tỉ USD, rồi nhà sản xuất linh kiện tàu thủy, máy bay… cũng đã có mặt tại VN. Tôi đánh giá thị trường sản xuất thiết bị chất bán dẫn ở VN sẽ rất sôi động trong vài năm tới".

Cần thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn; đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngành này cũng như tập trung thu hút các dự án xoay quanh những khâu và công đoạn mà VN có thế mạnh. Đặc biệt, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thông qua đầu tư đào tạo, thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học người Việt tại các nước tiên tiến, đặc biệt là tại thung lũng Silicon (bang California, Mỹ) trở về nước để tham gia phát triển các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn…

Ông Nguyễn Anh Thi

Theo ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM, thành viên ban soạn thảo Chiến lược phát triển vi mạch bán dẫn VN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, việc các công ty thiết kế vi mạch của Hàn Quốc đi theo Samsung vào VN trong thời gian qua cho thấy quy mô của ngành điện tử VN đã đủ lớn để phát triển ngành vi mạch bán dẫn, đầu tiên là trong các khâu thiết kế và đóng gói. Công ty Infineon mở văn phòng thiết kế tại Hà Nội để phục vụ khách hàng của mình là Vinfast là một ví dụ. Vấn đề là làm thế nào để VN có thể tận dụng được sự dịch chuyển của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các thế mạnh của mình để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Từ đó, ông Nguyễn Anh Thi đề xuất 3 mũi đột phá chiến lược cho VN. Đó là củng cố thế mạnh trong các khâu thiết kế và đóng gói vi mạch bán dẫn, trong đó đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư có vai trò trọng yếu trong chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu. Thứ hai, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp trong nước có khả năng phát triển các sản phẩm điện tử, vi mạch "make in Viet Nam" phục vụ cho các thị trường ngách trong nước, từng bước hướng đến xuất khẩu. Thứ ba, kiên trì tìm kiếm các cơ hội tham gia sâu vào khâu sản xuất vi mạch, trước hết là tập trung vào các công nghệ chế tạo vi mạch được sử dụng phổ biến để từng bước tiếp thu và làm chủ công nghệ sản xuất vi mạch. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap