"Xe đạp phù hợp với tinh thần tôi"…
Lâm Xuân Thi đáng lẽ đã theo gia đình định cư ở Pháp từ cách đây hơn 40 năm nhưng anh đã chọn ở lại Sài Gòn. Việc chọn ở lại,ìnhyênnguyệnbìnhyêgoal123 có cái gì đó thuộc về phạm trù tinh thần, khó lý giải, bởi nhiều người khác đã chọn ra đi trong bối cảnh đất nước lúc đó khó khăn trăm bề.
Sau năm 1975, mẹ của Lâm Xuân Thi có một cửa hàng xe đạp thương hiệu Primo rất nổi tiếng trên đường Hai Bà Trưng (Q.3) nhưng khi quyết định sang Pháp định cư, bà đã sang nhượng lại cửa hàng. Vào cái ngày mà cả nhà ra sân bay thì Lâm Xuân Thi quyết định ở lại.
Ở lại, một mình trong căn phòng trọ tầng áp mái trên đường Trần Hưng Đạo (Q.1), Lâm Xuân Thi "khởi nghiệp" bằng nghề bán xe đạp của mẹ. Tại sao là xe đạp mà không phải nghề khác? Lâm Xuân Thi bộc bạch: "Nhìn lại thì đúng là mình làm xe đạp lâu thiệt, từ năm 1982 tới giờ. Vì sao là xe đạp? Có lẽ vì xe đạp nó đơn giản hơn xe có động cơ, phù hợp với tinh thần của mình. Bây giờ nếu cho khởi nghiệp lại thì mình vẫn chọn xe đạp và chắc chắn sẽ làm tốt hơn, vì rút kinh nghiệm quá trời rồi"…
Cái tinh thần của xe đạp, tức thong thả nhẹ nhàng, mà Lâm Xuân Thi nói là rất hợp với mình, thực tế nó thể hiện trong phong cách sống và xuyên suốt cuộc đời anh. Sau bao năm quen biết Lâm Xuân Thi, tôi nghĩ mình thật may mắn và thêm phần quý trọng anh. Quý trọng, không phải vì Lâm Xuân Thi là một doanh nhân thành đạt, hay một nhà thơ tài hoa, mặc dù ở anh hội đủ hai yếu tố ấy. Tôi quý trọng Lâm Xuân Thi vì thấy anh đã "phổ" được cái tinh thần sống đẹp nhẹ nhàng đến những người quanh mình, đến toàn tập thể Công ty xe đạp Martin 107.
Ở Công ty xe đạp Martin 107, từ nhân viên bán hàng đến thợ bảo trì, hay các vị trí khác, chúng ta đều thấy ở họ thái độ ôn hòa, ân cần, dễ mến. Thú thật là tôi vô cùng ngạc nhiên, ấn tượng. Không hiểu sao ông chủ Lâm Xuân Thi "đào tạo" được nhân viên của mình giỏi vậy. Sau nhiều năm lặng lẽ quan sát, tôi tự nghiệm ra rằng do cách sống của Lâm Xuân Thi đã ảnh hưởng tích cực lên những cộng sự của mình. Tạo được một môi trường kinh doanh văn hóa đó không phải là điều dễ dàng gì. Bởi có những người chủ, có thể mang lại cho nhân viên công việc, tiền bạc, nhưng không phải ai cũng mang lại cho họ đời sống tinh thần, cách ứng xử văn minh.
Tình thơ và tình người
Tháng giêng năm 2010, Quỹ Tình thơ do Lâm Xuân Thi sáng lập đi vào hoạt động. Thời điểm đó, mỗi năm Quỹ chi ra khoảng 100 triệu đồng để mua ủng hộ các tập thơ cũng như giúp các nhà thơ có hoàn cảnh khó khăn. Về sau này, vì lý do khách quan, Quỹ Tình thơ không mua thơ "đại trà" nữa nhưng vẫn âm thầm giúp đỡ các nhà thơ khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
Điều đáng nói ở đây, mặc dù cũng là một nhà thơ, từng nhận giải thưởng của cuộc thi Thơ hay do Tuần báo Văn nghệ TP.HCMtổ chức năm 1998, từng có nhiều bài thơ phổ nhạc nổi tiếng nhưng cho tới nay, Lâm Xuân Thi vẫn chưa in riêng tập thơ nào.
Lâm Xuân Thi là kiểu người thích lo cho người khác hơn cho mình, vui với thơ của người khác hơn thơ mình. Kiểu như anh thích tặng quà chứ không thích nhận quà. Thích mời bạn bè đi ăn, chứ ai mời anh thì anh lại… từ chối khéo. Thích làm việc thiện giúp người nhưng ai mời tới trao quà hay phát biểu thì… trốn mất tiêu.
Trở lại Quỹ Tình thơ, tôi cho rằng Lâm Xuân Thi là người rất có lòng với thơ, một tấm lòng vàng và thuần khiết. Thời nay, không dễ có mấy người như anh. Yêu thương vô điều kiện.
Không chỉ yêu thơ và quý trọng người làm thơ, Lâm Xuân Thi còn là con người của lòng trắc ẩn trước những mảnh đời nhỏ bé. Có một câu chuyện mà tôi cứ nhớ mãi. Vào một ngày đẹp trời, Lâm Xuân Thi bỗng nhận được một lá thư, với nội dung: "Vào năm 1998, tôi có vay của ông 3 triệu đồng VN. Đến nay vợ chồng tôi có điều kiện xin hoàn trả lại ông với số tiền 30 triệu đồng. Xin ông cho vợ chồng tôi gặp mặt để gởi trả lại"… Nghĩa là sau gần 20 năm, có một người nào đó từng mượn tiền của Lâm Xuân Thi, giờ cảm thấy áy náy, nên muốn được trả gấp 10 lần. Nhưng lúc này thì Lâm Xuân Thi không còn nhớ gì về số tiền cho mượn ấy, anh gọi cho người kia nói thôi không nhận đâu. Người vay nợ nói nếu anh không nhận thì tôi cảm thấy như mang tội. Lúc này, không còn cách nào khác, Lâm Xuân Thi xin nhận đúng số tiền đã cho mượn năm xưa, nhưng nhờ ông gửi làm thiện nguyện nơi địa phương mà ông đang sống. Người đàn ông kia lập tức làm theo, vài ngày sau gửi biên nhận đóng tiền từ thiện đứng tên Lâm Xuân Thi. "Nhưng gửi nhiều hơn vài lần số tiền mà mình đã cho mượn", Lâm Xuân Thi kết thúc câu chuyện.
Sống đẹp và muốn người khác cũng sống đẹp, muốn ở đâu cũng có người sống đẹp; đó là tâm thế và hành động của Lâm Xuân Thi.
Có lần tôi hỏi, mỗi năm xe đạp Martin 107 làm thiện nguyện khoảng bao nhiêu tiền, thì Lâm Xuân Thi chỉ cười nhẹ: "Hổng có nhớ". Không nhớ hay không muốn nhắc tới. Đó là một cách nói khéo đúng phong cách Lâm Xuân Thi. Tôi để ý thấy Lâm Xuân Thi hầu như không nhắc chuyện mình làm thiện nguyện trên trang cá nhân. Mặc dù có những chương trình đầy ý nghĩa, mà cá nhân Lâm Xuân Thi cũng như xe đạp Martin 107 đồng hành suốt mấy chục năm qua. Trong đó có chương trình Gương sáng phố phườngdo Công an TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM (HTV) tổ chức thường niên.
Trong vài năm qua, ngành kinh doanh xe đạp nói chung và xe đạp Martin 107 nói riêng gặp nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Có thể nói, không phải doanh nghiệp nào cũng bền bỉ thiện nguyện như Martin 107, không phải ông chủ nào cũng giàu lòng trắc ẩn như Lâm Xuân Thi. Suốt bao năm qua, khi chúng tôi, những người con miền Trung ở TP.HCM lao về quê nhà giúp đồng bào vượt qua thiên tai bão lụt, thì bấy năm Lâm Xuân Thi luôn lặng lẽ đồng hành. Hễ thấy việc thiện, việc nghĩa, việc cần làm ngay, là Lâm Xuân Thi hành động không chần chừ. Nhưng bao giờ cũng nhẹ nhàng, tinh tế. Đó là phẩm cách đặc biệt nơi doanh nhân - nhà thơ Lâm Xuân Thi.
Lâm Xuân Thi tự nhận mình là người… chuyên sửa bồn cầu. Mỗi khi vào các nhà hàng sang trọng bậc nhất, anh vẫn có thói quen quan sát các bồn cầu xem có bị chảy nước không. Nếu bị anh sẽ xắn tay áo xử lý cho đến khi nước ngừng chảy để tránh lãng phí. Xong thì khoe với vợ: "Anh vừa xử lý xong cái bồn cầu". Đơn giản vậy mà vui.
Trong các bài thơ gần đây của Lâm Xuân Thi, tôi rất thích bài này, xin được trích ra đây để chúng ta cùng đọc và hiểu thêm về một người sống đẹp lặng lẽ.
Xin
Xin yên bình, nguyện bình yên
Xin muôn hướng, nguyện trăm miền yên vui
Xin yên thân chốn đông người
Xin yên ổn những khi rời rạc nhau
Xin mai này, nguyện mai sau
Biển sông sâu ở phương nào cũng xanh
Trời phương xa vẫn sinh thành
Đất phương xa bước yên lành thập phương
Xin quê người, nguyện quê hương
Xin thương mến những ngày thương nhau nhiều
Đời xin nắng sớm mưa chiều
Không ngàn năm cũng mỹ miều trăm năm
Xin thâm tình, nguyện thâm tâm
Xin tay ấm những khi cầm tay nhau
Xin cho ai vẫy tay chào
Không tha thiết sáng cũng dào dạt đêm...
Thể lệ
Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng
Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.
Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.
Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.
Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).
Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.
Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.
Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.
Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.
Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.