Xsminhngoc

Không còn là những bộ váy "đồng phục" hay những món đồ trang sức cùng kiểu dáng na ná nhau, người ti kenh14

【kenh14】Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan?

Không còn là những bộ váy "đồng phục" hay những món đồ trang sức cùng kiểu dáng na ná nhau,ềđàotạothiếtkếthờitrangtrangsứcởViệtNamthựcsựcókhảkenh14 người tiêu dùng hiện đại đã trở nên sành hơn, họ đòi hỏi các món đồ trang sức, trang phục phải có chất riêng về thiết kế, về chất lượng tinh xảo trong chế tác và những viên đá quý. Tất cả đã vượt xa nhu cầu mua trang phục hay trang sức "để dành làm của" mà đã bước sang trang mới là mặc đồ đẹp, đeo trang sức để tạo phong cách và thể hiện bản thân. Cũng chính vì lý do trên mà các thương hiệu thời trang lớn cũng như trang sức đình đám trên thế giới đã rất nhanh nhạy, đầu tư nhiều cửa hàng xa xỉ vào thị trường Việt Nam.

Giá trị nằm ở mẫu thiết kế, chất lượng chế tác và giá trị thương hiệu

Dễ dàng nhận thấy giá thành cho các món đồ trang sức đến trang phục của các thương hiệu quốc tế là vô cùng đắt đỏ nhưng vẫn được giới thượng lưu và giới mộ điệu trang sức ưa chuộng. 

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 1.

Cũng chính vì lý do trên mà các thương hiệu thời trang lớn cũng như trang sức đình đám trên thế giới đã rất nhanh nhạy, đầu tư nhiều cửa hàng xa xỉ vào thị trường Việt Nam

@Burbery

Có những vị khách sẵn sàng bỏ 145 triệu đồng để mua một chiếc vòng tay của thương hiệu nước ngoài, trong khi PV tìm hiểu từ một người thợ chế tác thì được biết giá trị vật chất và công chế tác của chiếc vòng chỉ khoảng 40 triệu đồng. Với những vị khách trên, rõ ràng giá trị của chiếc vòng không nằm ở chỗ nó nặng bao nhiêu vàng, mà nó nằm ở mẫu thiết kế, chất lượng chế tác và giá trị thương hiệu…

Các thương hiệu trang sức lớn của Việt Nam như CAO Fine Jewellery những năm qua cũng đã tập trung đầu tư rất nhiều vào mẫu mã thiết kế riêng và từng bước ghi dấu ấn mạnh ở thị phần trang sức cao cấp. Nhà thiết kế Đoàn Như - giám đốc sáng tạo của Viện thiết kế trang sức MUS chia sẻ: "Tôi là một trong những thành viên đầu tiên của phòng thiết kế khi thương hiệu CAO được thành lập và tôi đánh giá rất cao về ý tưởng này, tôi luôn tin đó là con đường bền vững và tất yếu của thời đại. Ai đi trước người đó sẽ có lợi thế".

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 2.

Một tác phẩm do NTK Đoàn Như thiết kế khi còn làm ở thương hiệu CAO

Chưa được đầu tư đào tạo đúng với tầm quan trọng của nghề

NTK Đoàn Như người có hơn 20 năm làm việc và đào tạo thiết kế trang sức ở các công ty trang sức hàng đầu Việt Nam như PNJ, SJC, DOJI và còn là giảng viên khoa Thiết kế trang sức của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Từng được nhà nước vinh danh là nghệ nhân quốc gia vì những đóng góp cho ngành. Trao đổi với PV, thầy giáo cho cho biết, thực tế bộ môn thiết kế trang sức ở Việt Nam chưa được đầu tư đào tạo đúng với tầm quan trọng của nó, chỉ có một số trường đại học giảng dạy nhưng vẫn ở cấp độ cơ bản.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 3.

NTK - nhà giáo Đoàn Như đang trao đổi cùng PV

Sinh viên mất 4 năm đại học nhưng chỉ có 5 tháng cuối để học chuyên ngành thiết kế trang sức. Thêm vào đó là số lượng tiết giảng không nhiều và thực hành lại càng ít. Chính vì vậy mà sinh viên sau khi ra trường còn gặp nhiều khó khăn khi đi làm. Thông thường phải mất 1 - 2 năm làm việc tại doanh nghiệp các bạn mới bắt nhịp tốt được. Ngoài ra trên thực tế, rất nhiều bạn trẻ, họ đã từng học đại học các chuyên ngành khác, từng đi làm nhưng giờ họ muốn theo đuổi đam mê thiết kế và kinh doanh trang sức, hay nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận ra tầm quan trọng của thiết kế mẫu mã, họ muốn học thiết kế để phát triển doanh nghiệp của mình lên tầm cao mới nhưng để vào trường đại học, dành thêm mấy năm học chuyên ngành mới này là một thách thức quá lớn. Chính điều đó đã tạo ra một rào cản rất lớn cho sự phát triển của ngành thiết kế trang sức nói riêng và ngành trang sức nói chung ở nước ta.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 4.

Nhà giáo, NTK Đoàn Như đang giảng dạy cho các học viên

Là người trong ngành hơn 20 năm và tham gia giảng dạy trong trường ĐH nên NTK Đoàn Như thấu hiểu sâu sắc những vấn đề trên và rất trăn trở. Cùng với khát vọng được truyền tải những kiến thức thực tiễn của mình cho các thế hệ sau và đưa ngành thiết kế trang sức được phát triển đúng với tầm vóc nó vốn sẽ là. Vào năm 2020 NTK Đoàn Như cùng cộng sự đã thành lập nên Viện thiết kế và chế tác trang sức MUS. Mở ra các lớp đào tạo thiết kế trang sức từ cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu cho mọi đối tượng là người mới bắt đầu hay người đã từng học mỹ thuật, hay hiện đang làm thiết kế trang sức mà muốn học nâng cao đều có lớp phù hợp để theo học.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 5.

Trong buổi tốt nghiệp các học viên trình bày ý tưởng và sản phẩm cho những nhà chuyên môn góp ý

Tại đây học viên sẽ được học tập với 100% thời gian là thực hành dưới sự dẫn dắt trực tiếp của NTK. Môi trường học tập theo mô hình một phòng thiết kế ở doanh nghiệp giúp học viên không chỉ học tập hiệu quả mà dễ dàng thích nghi và ứng dụng khi ra làm việc thực tế.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 6.

Tác phẩm của học viên

Một NTK trang sức là người lên kế hoạch và tạo ra các mẫu nhẫn, dây chuyền, vòng tay và các phụ kiện khác. Họ thường tạo ra một vài nguyên mẫu của một sản phẩm và kiểm tra độ bền, sự thoải mái và kiểu dáng của các mẫu đó. Các NTK trang sức làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, bao gồm: cửa hàng trang sức, đặc biệt là những cửa hàng tập trung vào thiết kế theo yêu cầu của các nhãn hàng, doanh nghiệp, studio và xưởng thiết kế, cơ sở sản xuất cửa hàng sửa chữa đồ trang sức. 

Mặc dù không yêu cầu phải có bằng cấp cao nhưng nhiều NTK trang sức đầy tham vọng thường đi theo con đường truyền thống là học từ các bậc đàn anh trong nghề song song đó là học lý thuyết trên các trường ĐH, cao đẳng, viện thiết kế... Nếu được đầu tư bài bản và thực hành cọ xát, chắc chắn nghề thiết trang sức của chúng ta rất khả quan, tiến xa hơn, không còn vụn vặt, chỉ quanh quẩn ở trong nước. 

Nhà giáo, NTK Nguyễn Minh Tuấn: Hạnh phúc của người truyền lửa khi nghề thiết kế "thu phục" giới trẻ

Trở thành giảng viên Đại học Hutech - ĐH Công nghệ TP.HCM khi mới 26 tuổi, Nhà giáo, NTK Nguyễn Minh Tuấn không chỉ gieo kiến thức và còn nỗ lực giúp học trò theo đuổi ước mơ. 

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 8.

Không chỉ dạy từ sách vở với những kiến thức thời trang cập nhật nhất, NTK Nguyễn Minh Tuấn mong muốn nuôi dưỡng những ước mơ, truyền đam mê để các bạn có nghề nghiệp vững chắc, tự tin hơn trong cuộc sống, cũng như chung tay góp phần đưa thời trang Việt Nam vươn xa hơn

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 9.

Lớp học tại ĐH Hutech của NTK nổi tiếng về các trang phục thủ công được đính kết tỉ mỉ, sắc sảo

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 10.

Dù khối lượng công việc thiết kế của các đơn đặt hàng trong và ngoài nước khá lớn nhưng "NTK của các hoa hậu" vẫn duy trì công việc dạy học đều đặn trong nhiều năm qua

Anh cho biết những học viên là động lực lớn vì nhiều bạn ở tỉnh xa như Tây Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ… kiên trì sáng đi chiều về để đến lớp. Các học viên này có thể đã bỏ lỡ cơ hội học trước đây, hoặc đã đi làm nghề nhưng tay nghề chưa tốt và yếu kiến thức căn bản.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 11.

"Mặc dù là NTK có kỹ thuật tốt và sự nổi tiếng nhất định ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác nhưng tôi luôn mong muốn mình có thể truyền đạt kinh nghiệm đã học hỏi được cho các bạn cùng sở thích

... Dạy học là con đường lâu dài mà tôi hướng tới trong cuộc sống. Một phần khác là từ nhỏ tôi đã yêu thích nghề sư phạm, từ vai trò lớp trưởng, trưởng nhóm, phụ giảng”, NTK Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ về cơ duyên đến với công việc dạy học. Anh bắt đầu công việc dạy học khi mới học năm thứ 3 đại học và chính thức trở thành giảng viên ĐH Hutech. Anh từng tốt nghiệp danh hiệu Thủ khoa toàn khóa học khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, chuyên ngành Thiết kế thời trang năm 2016. 

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 12.

Sinh viên người nước ngoài của NTK Nguyễn Minh Tuấn. Học viên đặc biệt đến từ nước Cameroon. Hai thầy trò đã vượt qua rào cản ngôn ngữ để có thể truyền đạt kiến thức tốt nhất

Anh quan niệm thiết kế thời trang là hành trình dài đòi hỏi khả năng, sự kiên nhẫn nên những sinh viên, học viên có năng khiếu, nỗ lực sẽ luôn được anh quan tâm, chia sẻ tối đa để theo đuổi đam mê của mình. “Tôi muốn các bạn phải thể hiện được năng lực thực sự thì sẽ nhận được sự giúp đỡ, thay vì tạo điều kiện miễn học phí quá thuận lợi từ ban đầu lại dẫn đến tình trạng học viên ỷ lại, không tôn trọng lớp học. Việc tạo điều kiện cho các bạn vừa học vừa làm chính là hoàn học phí, nhưng giúp người học có thêm động lực theo đuổi nghề này", anh tiết lộ.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 13.

MC trẻ Diễm Quỳnh từng là học viên của NTK

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 14.

Top 25 Miss Global 2022Đoàn Hồng Trang cũng từng là học viên của NTK

MC trẻ Diễm Quỳnh và top 25 Miss GlobalĐoàn Hồng Trang cũng từng là học viên đặc biệt của lớp học “Kỹ thuật rập và may trang phục cao cấp” của NTK. Từ khi còn là NTK trẻ cho đến khi được rất nhiều cuộc thi nhan sắc, hoa hậu quốc tế và trong nước yêu mến, đặt hàng, những lớp học vẫn được duy trì đều đặn để chào đón các học viên từ khắp nơi trên cả nước như Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, TP.HCM, Đồng Tháp, Đồng Nai… Những ngày đầu phòng học nhỏ chỉ có một chiếc bàn, một chiếc máy may đến nay đã có 8 máy may cao cấp, 2 bàn vắt sổ và không gian thoáng đãng với đầy đủ các thiết bị học tập cần thiết. Lớp học tại công ty riêng của anh còn là nơi thực tập định kỳ cho sinh viên Đại học Hutech.

Nghề đào tạo thiết kế thời trang, trang sức ở Việt Nam thực sự có khả quan? - Ảnh 15.

NTK Nguyễn Minh Tuấn (thứ 5 từ phải qua)trong buổi họp giảng viên trường ĐH Hutech

"Ngành thiết kế thời trang, thiết kế trang sức là ngành có tiềm năng vô cùng lớn tại nước ta. Nhân sự chất lượng ngành này luôn trong trạng thái thiếu hụt, không đáp ứng đủ yêu cầu ngành. Thực tế cho thấy, chỉ có khoảng 20% sinh viên ra trường đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường tuyển dụng. Nước ta trong những năm gần đây đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thời trang, trang sức. Do đó, có thể thấy cơ hội việc làm, hay tương lai của ngành thiết kế ở hai lĩnh vực này là vô cùng rộng mở", là ý kiến của nhà giáo Đoàn Như - người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề. 

Ảnh: Viện thiết kế trang sức MUS, Simon Team

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap