So với các năm trước,ườigácrừngbỏviệxs phú yên tình trạng vi phạm luật Lâm nghiệp giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, khối lượng gỗ và diện tích thiệt hại. Nhưng những con số này chứng minh tình trạng phá rừng vẫn còn tồn tại. Rừng tiếp tục đổ xuống, một phần có lẽ xuất phát từ việc hàng loạt cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc, chuyển công tác.
Theo thống kê, từ năm 2018 đến nay tại tỉnh Kon Tum có hơn 400 cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng xin nghỉ việc. Nguyên nhân được xác định là do công việc bảo vệ rừng nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với côn trùng và vi sinh vật gây bệnh, nhưng chưa được quy định trong danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Bên cạnh đó, quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn hạn chế đã gây ra những khó khăn và áp lực...
Khoảng 1.000 ha rừng là con số mà bình quân mỗi cán bộ kiểm lâm địa bàn được giao phụ trách. Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất tăng cao cũng tạo áp lực lên công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng.
Lực lượng bảo vệ rừng phải thực hiện nhiệm vụ tại phần lớn là ở các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Vất vả, lương thấp nhưng lực lượng này luôn phải đối diện với hiểm nguy, đe dọa.
Chỉ mới đây thôi tại Đắk Lắk, một cán bộ kiểm lâm bị bắn tử vong khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra rừng. Vẫn còn hàng trăm vụ lực lượng kiểm lâm bị hành hung, đe dọa khi đang làm nhiệm vụ, đã khiến lực lượng bảo vệ rừng chẳng còn mấy mặn mà với nghề. Khi người gác rừng bỏ việc, lâm tặc sẽ lộng hành.
Do đó, muốn giữ rừng từ gốc rễ thì cần một giải pháp căn cơ để giữ chân lực lượng bảo vệ rừng. Có thể là tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu, điều chỉnh chế độ đãi ngộ, cải thiện môi trường làm việc hoặc các ưu đãi khác dành cho một ngành nghề đặc thù. Chỉ khi người gác rừng ở lại với rừng, những cánh rừng mới giữ được màu xanh.