Đây như "giọt nước tràn ly" cho những bức xúc của rất nhiều khách hàng tại địa phương khi đi đăng ký một thủ tục sử dụng mạng di động đã được pháp luật cho phép.
Mặc dù Bộ TT-TT đã có nhiều quy định,íuchânkháchhàngbằngchấtlượngdịchvụdr stone season 3 hướng dẫn cụ thể nhưng việc "chuyển mạng, giữ số" luôn là điều rất khó khăn với các thuê bao di động. Bởi hầu hết các nhà mạng đều có những cách "hành" khách hàng riêng để tránh "mất" thuê bao sang nhà mạng khác. Đã rất nhiều lần người viết nghe những lời ta thán của người dân về việc họ đã đăng ký nhiều lần, thủ tục mất cả tháng trời, mất công đi tới đi lui trụ sở của các nhà mạng nhưng vẫn không được giải quyết yêu cầu "chuyển mạng, giữ số". Đặc biệt đối với sim số đẹp, việc "chuyển mạng, giữ số" còn khó hơn… lên trời.
Trở lại câu chuyện bị giả mạo chữ ký của vị khách hàng nói trên, bản thân anh rất sốc khi nhìn thấy tờ giấy cam kết "từ trên trời rơi xuống" với nội dung anh sẽ không chuyển mạng. Bởi tất cả trong đó đều chuẩn chỉ từ tên họ, số căn cước công dân của anh, chỉ mỗi chữ ký là… giả. Người đàn ông này phải thốt lên rằng sao lại có thể để sự gian dối lộng hành như thế được, dù bất kể lý do gì.
Chưa hết, theo khách hàng này, sau khi anh khiếu nại, yêu cầu làm rõ thì lập tức có một người tự xưng là nhân viên dịch vụ của nhà mạng gọi điện xin anh bỏ qua. Tất nhiên anh không đồng ý mà muốn có câu trả lời tử tế, chính thức từ phía nhà mạng.
Ai cũng biết với sự phát triển của internet cùng nhiều ứng dụng nhắn tin, nghe gọi miễn phí, cuộc cạnh tranh của các nhà mạng di động ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt. Nhưng việc "chuyển mạng, giữ số" đã được ngành chức năng cho phép thì quyền này của khách hàng rất cần được các nhà mạng tôn trọng. Thay vì giả làm giấy cam kết không chuyển mạng như trong vụ việc nêu trên, các nhà mạng nên dành hết tâm sức để cải thiện chất lượng dịch vụ để níu chân khách hàng.