Trước bối cảnh này,ủngcốanninhmạngđểxâymóngvữngchắcchohạtầngsốdoanhnghiệmoon phase today các chuyên gia gợi ý một số tiêu chí lựa chọn giải pháp tối ưu. Trong đó, một hệ thống hạ tầng mạng hoàn hảo cần đáp ứng tốt chất lượng nội dung và tốc độ đường truyền cũng như an toàn bảo mật.
Nếu những điều này không được chú trọng, việc xảy ra sự cố là điều khó tránh khỏi, thậm chí mọi thông tin tài liệu liên kết trên hệ thống mạng sẽ bị gián đoạn hoặc tê liệt. Gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý ở hiện tại, an toàn bảo mật là tiêu chí quan trọng nhất cần được cân nhắc. Nguyên nhân đến từ thực tế khi các công nghệ ngày càng phát triển, các mối đe dọa trực tuyến ngày càng phức tạp. Đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp khi tiếp cận an ninh mạng phải có chiến lược và hệ thống, bao gồm việc bảo vệ các tài sản giá trị như khách hàng, dữ liệu, và doanh thu cùng với cơ sở hạ tầng và hệ thống IT.
Mối đe dọa phổ biến nhất có thể kể đến là lừa đảo (qua việc lừa người dùng tải xuống nội dung có hại bằng các email hoặc bài đăng trên mạng xã hội), mật khẩu bị xâm phạm (thu thập khi người dùng đăng nhập vào các trang web giả mạo), các phần mềm độc hại (sâu, vi-rút, Trojan, phần mềm tống tiền, phần mềm quảng cáo…), ransomware và vi phạm dữ liệu (tiết lộ dữ liệu không mong muốn như chi tiết tài khoản khách hàng như số thẻ tín dụng, SSN, tên, địa chỉ…).
Chiến lược an ninh mạng cho doanh nghiệp
Đứng trước những thách thức đặt ra, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp có thể thiết lập cơ chế phòng thủ thông với sự hỗ trợ từ các giải pháp hạ tầng số. Đồng thời, nâng cao kiến thức chuyên môn, nhận về bảo mật và xây dựng chính sách an ninh mạng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ thường hạn chế về nguồn lực tài chính và trình độ nhân sự. Điều này dẫn đến nguy cơ về các vấn đề bảo mật càng cao. Khiến các doanh nghiệp thụ động, không thể đón đầu và chống lại các vấn đề bảo mật trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đây cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đến các giải pháp hạ tầng số để đơn giản hóa quá trình nâng cao bảo mật an ninh mạng, đồng thời có được các giải pháp bảo mật tối ưu, có sự hướng dẫn và kiến thức chuyên môn.
Trong trường hợp này có HPE ProLiant - máy chủ tiêu chuẩn công nghiệp an toàn bậc nhất thế giới và hiệu suất cao giúp doanh nghiệp để chuyển từ chế độ phản ứng sang chủ động đón đầu và phòng chống trước các nguy cơ về bảo mật trong doanh nghiệp.
Các cuộc tấn công vào máy chủ hiện nay có thể khai thác điểm yếu phổ biến từ ba lớp là phần mềm, hệ điều hành và firmware. Máy chủ HPE ProLiant mang nhiều cải tiến mới về bảo mật, nâng tổng cấp độ bảo mật máy chủ lên năm lớp gồm phần mềm, hệ điều hành, firmware, phần cứng và BIOS.
Khả năng bảo mật được vận hành nhờ đặt khóa nhận dạng tích hợp trong con chip điều khiển máy (iLO) và BIOS. Nếu trong quá trình khởi động, thông tin nhận dạng không khớp giữa chip và phần sụn, máy chủ sẽ không khởi động. Ngoài ra, một khi chip iLO xác định máy chủ đã bị xâm nhập, nó sẽ tự động khởi động chế độ phục hồi, tự động phục hồi phần sụn (firmware) về trạng thái trước đó với mức an ninh tối đa.
Ngoài công nghệ bảo mật từ gốc, máy chủ ProLiant còn trang bị sẵn bộ công cụ quản lý an ninh cho doanh nghiệp, cho phép siết chặt an ninh môi trường điện toán đám mây, bộ lưu trữ và cả hoạt động của máy chủ.
Máy chủ HPE ProLiant còn tối ưu hóa hiệu năng, khả năng tính toán linh hoạt, giải pháp máy chủ này sở hữu trí tuệ được định nghĩa bởi phần mềm cho phép năng lực xử lý dữ liệu nhanh. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vận hành và đơn giản hóa công đoạn xử lý phức tạp.