Tôi thấy việc so sánh giữa giá nhà và giá phở trong 20 năm có thể thấy điểm chung là đều tăng giá,ánhgiáphởvàgiánhàlàkhậpkhiễvàng bao nhiêu 1 chỉ nhưng bản chất sâu xa là khác nhau. Giá nhà và đất thường phản ánh sự phát triển kinh tế, dân số tăng, và thậm chí cả chi phí cuộc sống. Trái ngược lại, giá phở và các chi phí hàng ngày tăng do ảnh hưởng của lạm phát và chi phí sản xuất (bánh phở, rau, thịt...).
Điểm sơ qua, có thể vài lý do so sánh giá nhà và giá phở rất khập khiễng:
Thứ nhất, về quy mô chi phí. Giá nhà: thường là một khoản tiền rất lớn và ổn định trong thời gian dài. Giá nhà ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM có thể rất cao, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm. Giá phở: Là một chi phí nhỏ hơn, thường là chi phí hàng ngày hoặc hàng tuần.
Thứ hai, về thị trường bất động sản. Giá nhà: Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cầu và nguồn cung, kích thước và vị trí của bất động sản. Giá phở: Thường phản ánh sự biến động của giá nguyên liệu và chi phí lao động khác.
Hôm qua, tôi mới vừa xem được những video nói về những hàng phở, hủ tíu bán mấy chục năm giữa Sài Gòn (quận 4, Bình Thạnh) lên giá rất ít. Trong khi các hàng quán bây giờ, mỗi tô phở phải có giá từ 35 đến 40 nghìn đồng trở lên, thì họ - chủ những hàng quán kể trên vẫn bán với suất 20-25 nghìn đồng. Tôi còn thấy một số người lao động ăn và khen: "Cầm 100 nghìn đồng ăn chỗ khác hồi hộp, còn ăn chỗ này thì dư sức 3 người ăn".
Rõ ràng không cân đối giữa giá cơ bản của một bữa ăn và giá một căn nhà. Giá nhà đất đi lên là điều tất yếu và không có việc nó chững lại chờ mọi người ai cũng mua được. Trong khi đó, nếu thèm phở, hủ tíu thì người dù bình dân nhất vẫn có thể lựa chọn cho mình từ quán lề đường đến quán sang trọng, thịt nhiều hay thịt ít để vừa túi tiền.
Nhưng thử hỏi thử hỏi, bây giờ đào đâu ra được nơi bán một mảnh đất, căn nhà với giá theo tỷ lệ tương tự, theo mong muốn của người mua?
Minh Anh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.