Ngày 21.10,ắnbiểntênnhàthơPhạmTiếnDuậtTháisưLưuCơchophốHàNộhội chứng ống cổ tay UBND Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội) công bố quyết định và tên 4 phố mới thuộc quận. Trong đó, P.Xuân Tảo có 3 phố mới gồm phố Lưu Cơ, phố Nguyễn Duy Thì, phố Dương Văn An; P.Cổ Nhuế 2 có phố mới Phạm Tiến Duật.
Theo tư liệu khi xét duyệt tên đường phố, phố Lưu Cơ được đặt tên theo Thái sư Lưu Cơ. Sinh thời, cụ đã cùng các tiền nhân Lê Hoàn, Đinh Điền, Trịnh Tú, Phạm Hạp... phò tá Đinh Bộ Lĩnh bình định 12 sứ quân, xưng đế Đinh Tiên Hoàng, lập Nhà nước độc lập tự chủ Đại Cồ Việt.
Thái sư Lưu Cơ cũng là người cải tạo thành Đại La từ một tòa thành chầu về phương bắc trở thành một tòa thành của nước Đại Việt xoay hẳn hướng về nam, tức là hướng về kinh đô Hoa Lư.
Cũng theo hồ sơ khi xét duyệt, Thái sư Lưu Cơ đã phát triển thành Đại La đủ điều kiện cho vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010. Cụ còn có công huy động sức người, sức của của Giao Châu - vùng đất giàu có nhất lúc bấy giờ, củng cố cho kinh đô Hoa Lư và cho vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống xâm lược năm 981.
Danh nhân Nguyễn Duy Thì, người dân thường gọi là Quan Thượng Láng. Ông đỗ Hoàng giáp khi mới 27 tuổi, làm quan 50 năm thời Lê Trung Hưng, cống hiến trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục của dân tộc.
Danh nhân Dương Văn An từng sống ở xã Phú Diễn, nay thuộc Q.Bắc Từ Liêm. Cụ đỗ tiến sĩ năm Đinh Mùi 1547, sau đó được triều đình nhà Mạc bổ nhiệm làm quan, giữ các chức: Lại khoa Đô cấp sự trung, Tả thị lang bộ Lại rồi Thượng thư.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật là nhà thơ từng được coi là "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ". Ông sáng tác nhiều về Trường Sơn nên cũng được gọi là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại". Ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2001, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2012.
Các phố mới Lưu Cơ, Nguyễn Duy Thì, Dương Văn An, Phạm Tiến Duật đều được đặt tên theo Quyết định 4136 của UBND TP.Hà Nội.